Dạy tiếng anh thiếu nhi có phù hợp với lứa tuổi của con bạn?

Mong muốn đầu tư cho con em mình học tiếng Anh nhưng nhiều phụ huynh cũng không khỏi phân vân nên học tiếng Anh ở đâu, tuổi này thì nên học thế nào ?
Đầu tiên có thể khẳng định rằng, trẻ càng học tiếng Anh sớm thì càng tốt. Ví dụ như trong gia đình đa ngôn ngữ, khi trẻ lớn lên đã có thể nói hai thứ tiếng, đây là minh chứng cho việc học tiếng Anh sớm không hề bị loạn ngôn ngữ mà chỉ làm bé học nhanh hơn thôi. Tiềm năng trí tuệ ở trẻ là vô hạn, vì thế bạn đừng nghi ngờ nó

Lời khuyên khi học tiếng Anh sớm là bạn không nên trong cùng một ngữ cảnh nói cả tiếng Anh và tiếng Việt. Khi nói tiếng Anh hãy chỉ nói tiếng Anh với trẻ thôi. Lứa tuổi được đánh giá là có thể bắt đầu cho học tiếng Anh phù hợp nhất là tuổi mẫu giáo khi khả năng học hỏi cao và bé đã bắt đầu có tính độc lập.

Về cơ bản, việc học tiếng Anh sẽ tuân thủ theo các nguyên tắc như tạo hứng thú cho trẻ, kết hợp học nghe, nói, đọc viết trong đó chú trọng giao tiếp, học mà chơi, dạy tiếng Anh kết hợp với giáo dục kĩ năng và các môn học khác.

Tuy nhiên, mỗi lứa tuổi khác nhau thì phương pháp dạy tiếng anh thiếu nhi sẽ có sự khác biệt nhất định

Lứa tuổi mẫu giáo đến đầu cấp 1

Lứa tuổi mẫu giáo đến đầu cấp 1 phương pháp học tiếng anh sẽ dựa trên nguyên lý vừa học vừa chơi là chính. Trong tuổi này, bé sẽ học những từ và những câu đơn thông qua bài hát, việc kể chuyện hay xem phim hoạt hình. Giáo viên sẽ chú trọng đến việc tạo hứng thú và thói quen học tiếng Anh và sửa phát âm cho bé sao cho đúng.

Lứa tuổi từ lớp 3 đến lớp 5

Đây là lứa tuổi mà bé đã lớn hơn một chút rồi. Trong tuổi này, ngoài việc chơi những trò chơi đơn giản trẻ sẽ thích những trò chơi cần nhiều tư duy hơn như đoán từ và nghĩa thông qua miêu tả. Trẻ sẽ thích những phim hoạt hình có nội dung hấp dẫn, phức tạp hơn và những câu chuyện về khám phá thế giới
Giáo viên cần tạo thói quen thường xuyên học và ứng dụng tiếng Anh, giúp trẻ hoàn thiện ngữ âm và giao tiếp, hướng dẫn ngữ pháp cơ bản cho bé.

Tuổi từ lớp 5 trở lên

Khi trẻ đã lớn hơn thì cũng sẽ thích những trò chơi thông minh hơn và những câu chuyện hay bài hát có độ khó nhất định.
Giáo viên có thể thử thách trẻ bằng những tình huống khó khăn, đòi hỏi sự sáng tạo để bé có thể vận dụng những gì đã học. Giai đoạn này cũng cần kết hợp với học ngữ pháp và chỉnh sửa những đoạn viết sao cho đúng và đầy đủ cấu trúc kết hợp với việc giao tiếp mở rộng hay thuyết trình các vấn đề cuộc sống để tăng sự tự tin và mở rộng vốn từ.